Quản trị

II. KIẾN THỨC THỦY VĂN

2.1. Thuật ngữ thủy văn

- Thủy triều(triều) là hiện tượng mực nước biển thay đổi có chu kỳ, nguyên nhân chủ yếu do lực hút của mặt trăng gây ra;

- Nhật triều là hiện tượng mà trong một ngày mặt trăng (24 giờ 48 phút) chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống;

- Bán nhật triều là hiện tượng mà trong một ngày mặt trăng có hai lần nước lên và hai lần nước xuống;

- Mực nước chân triều (còn gọi là nước ròng) là mực nước thấp nhất chuyển tiếp từ nước xuống sang nước lên;

- Mực nước đỉnh triều (còn gọi là nước lớn) là mực nước cao nhất chuyển tiếp từ nước lên sang nước xuống;

- Biên độ triều lên là chênh lệch mục nước giữa đỉnh triều và chân triều kề trước đỉnh triều ấy;

- Biên độ triều xuống là chênh lệch mực nước giữa đỉnh triểu và chân triều kề sau đỉnh triều ấy;

- Thời gian triều lên là khoảng thời gian từ chân triều đến đỉnh triều kề sau chân triều ấy;

- Thời gian triều xuống là khoảng thời gian từ đỉnh triều đến chân triều kề sau đỉnh triều ấy;

- Nguyệt triều là khoảng thời gian giữa hai triều mãn;

- Triều cường là triều có biên độ vào loại lớn nhất trong một nguyệt triều;

- Triều mãn (triều kém) là triều có biên độ vào loại nhỏ nhất trong một nguyệt triều;

- Chu kỳ triều là khoảng thời gian tính từ điềm đầu tiên của chân triều lên đến điểm cuối cùng của chân triều xuống. (Xem hình 4 và 5)


Hình 4: Đường quá trình mặt nước một nguyệt triều


Hình 5: Đường quá trình hình thành mực nước một chu kỳ triều

- Mực nước là độ cao của mặt nước trong sông so với độ cao chuẩn quốc gia (mực nước trung bình trạm Hòn Dấu), được ký hiệu là H và đơn vị là cm (centimét) hoặc m (mét).

- Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông (hình 6) trong một đơn vị thời gian (1 giây), được ký hiệu là Q và đơn vị là m3/s hoặc l/s.


Hình 6: Mặt cắt ngang sông

- là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần (hình 7) 


Hình 7: Đường qúa trình lũ

- Chân lũ lên là mực nước (Hcl) hay lưu lượng (Qcl) khi lũ bắt đầu lên

- Đỉnh lũ là mực nước (Hđ) hay lưu lượng nước (Qđ) cao nhất trong một trận lũ.

- Chân lũ xuống là mực nước (Hcx) hay lưu lượng nước (Qcx) xuống thấp thấp nhất hoặc xấp xỉ mực nước chân lũ lên.

- Thời gian lũ lên là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến đỉnh lũ.

- Thời gian của một trận lũ là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến khi hết lũ.

- Biên độ mực nước lũ là chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh với mực nước khi lũ bắt đầu lên (DH). Biên độ lũ trên các sông miền núi có thể đạt 10-20 mét, cá biệt, có nơi đạt trên 25 mét (Lai Châu), ở vùng đồng bằng thường từ 3-8 mét.

- Cường suất lũ là sự biến đổi của mực nước trong một đơn vị thời gian, thường lấy đơn vị là cm/giờ, m/giờ, cm/ngày hoặc m/ngày. Cường suất lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2-5m/giờ, ở đồng bằng hạ lưu các sông, khoảng 10-20cm/giờ. Lũ trên sông Cửu Long thuộc loại “lũ hiền từ” nhất ở nước ta, với cường suất trung bình chỉ 3-4cm/ngày, lớn nhất cũng chỉ 20-40cm/ngày

- Lượng lũ là tổng lượng nước của một trận lũ hoặc trong một khoảng thời gian nào đó của trận lũ. Lượng lũ được ký hiệu là W và có đơn vị là m3 .

- Mô đun đỉnh lũ là lượng nước lũ lớn nhất được sinh ra trên 1 km2 diện tích lưu vực sông trong một đơn vị thời gian (1 giây), thường có đơn vị là l/s.km2 hoặc m3/s.km2.

- Tốc độ nước lũ là tốc độ chảy của nước lũ trong sông, có đơn vị là m/s. Tốc độ nước lũ thường khác nhau giữa các sông và giữa các trận lũ. Trên các sông suối vừa và nhỏ miền núi, có độ dốc lòng sông lớn, tốc độ nước lũ lớn nhất có thể đạt tới hơn 5m/s; nhưng ở sông lớn vùng đồng bằng, tốc độ nước lũ tương đối nhỏ chỉ khoảng 2-3 m/s.

 

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH AN GIANG 
Địa chỉ: 64 Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: (0269) 3852619  - Fax: (0269) 3857346 - E-mail: kttvangiang@gmail.com  -   Website: kttv.angiang.gov.vn
 
2117407 lượt truy cập
02 người trực tuyến
00 thành viên
© Copyright by KTTV An Giang 05/2018