Quản trị

III. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI

3.3. Đối với lũ và triều cường:

1. Mực nước cấp báo động lũ, triều cường:

Tình hình ngập úng trên địa bàn tỉnh An Giang hết sức phức tạp, nguyên nhân chính là do lũ từ thượng nguồn sông Mekong, mưa to nội vùng và triều cường. Hiện nay, mực nước báo động lũ trên một số sông, kênh chưa được xây dựng chính thức. Để phục vụ công tác phòng, chống ngập lụt, triều cường trên địa bàn tỉnh, tạm thời quy định mực nước cấp báo động lũ trên các sông, kênh tại các trạm như sau:

STT

Trạm

Sông, kênh

Mực nước tương ứng với cấp báo động (m)

I

II

III

1

Tân Châu

Tiền

3.50

4.00

4.50

2

Chợ Mới

Rạch Ông Chưởng

2.00

2.50

3.00

3

Khánh An *

Hậu

4.50

5.00

5.50

4

Châu Đốc

Hậu

3.00

3.50

4.00

5

Long Xuyên

Hậu

1.90

2.20

2.50

6

Xuân Tô

Vĩnh Tế

3.00

3.50

4.00

7

Vĩnh Gia *

Vĩnh Tế

2.00

2.50

3.00

8

Tri Tôn (Cầu Sắt 13)

Tri Tôn

2.00

2.40

2.80

9

Cô Tô *

Tri Tôn

1.50

1.90

2.30

10

Lò Gạch *

Tám Ngàn

1.80

2.20

2.60

11

Vọng Thê *

Ba Thê

1.50

1.90

2.30

12

Vĩnh Hanh *

Núi Chóc Năng Gù

2.00

2.30

2.60

13

Núi Sập *

Rạch Giá - Long Xuyên

1.40

1.70

2.00

(*) trạm có mực nước báo động lũ chưa được xây dựng chính thức.

2. Chế độ thông báo lũ, triều cường trên các sông, kênh:

- Khi mực nước trên sông, kênh tại các trạm đạt mức báo động cấp I đến cấp III thì phát tin thông báo lũ, triều cường;

- Khi mực nước sông, kênh tại các trạm đạt mức báo động từ cấp III trở lên thì phát tin thông báo lũ, triều cường khẩn cấp.

3. Trước khi xảy ra lũ lụt, triều cường:

- Chủ động dự trữ thức ăn, nước uống; chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng, phương tiện thông tin liên lạc, thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng;

- Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản đề phòng mưa lũ, ngập lụt lớn gây thiệt hại;

- Kiểm tra an toàn điện trong nhà, di dời hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ ngập lụt;

- Ở những vùng có khả năng ngập sâu, cần chuẩn bị kế hoạch sơ tán người và tài sản, giấy tờ và các loại quan trọng khác; sắp xếp đồ đạc và tài sản trong nhà cao hơn mực nước lũ đã từng xảy ra.

4. Trong khi có lũ lụt, triều cường:

- Đối với các hoạt động trên sông, rạch:

+ Các phương tiện vận tải thủy hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa, thực hiện việc giảm tải khi có mức nước lũ trên sông, kênh tại các trạm đạt từ báo động III trở lên. Trong trường hợp trên đường hành trình mà có lũ thì không giảm tải nhưng phải căn cứ tình trạng kỹ thuật của phương tiện và tình hình thực tế để có các biện pháp đảm bảo an toàn;

+ Chủ động dừng các hoạt động trên sông, kênh khi thấy không an toàn, đặc biệt là các bến đò ngang, đò dọc chở khách;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, học sinh đi học; chủ động cho con em nghỉ học trong trường hợp có ngập lụt lớn, không an toàn.

- Triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn bờ bao ngăn lũ, ngăn triều:

+ Đắp tôn cao bờ bao đề phòng nước tràn qua, gây vỡ bờ. Những đoạn bờ bao chưa đủ cao trình chống lũ lụt, ngăn triều cường, phải chủ động đắp tôn cao bằng đất, bao tải đất, cát đề phòng nước tràn qua, gây vỡ bờ bao. Các đoạn bờ bao mái dốc, bề mặt nhỏ thực hiện đắp áp trúc mái trước khi đắp tôn cao.

+ Tôn cao tường kè:

Ở những đoạn xây tường kè để chống lũ, triều cường khi mực nước vượt qua đỉnh tường thì dùng bao tải đất xếp lên đỉnh tường. Khi tôn cao tường, phải đắp thêm đất ở chân tường đề phòng tường đổ vì mất ổn định.

- Hàn khẩu khi bờ bao bị vỡ bằng phương pháp thủ công:

Bước 1: Bảo vệ bờ mố không cho dòng nước phá hoại mở rộng bằng cách cắm hai hàng cừ tre hoặc cừ tràm bao lấy hai đầu mố, cắm quá về phía bờ sông, rạch một ít, rồi thả bao đất vào sát hàng cừ.

Bước 2: Tiến hành hàn khẩu chặn dòng bằng cách: cắm cọc cừ tre hoặc cừ tràm theo tuyến hàn khẩu, có dạng cong lồi về phía sông, rạch. Dùng cừ kép gồm hai hay nhiều hàng cừ đơn liên kết lại với nhau. Sau khi đã có các hàng cừ, tiến hành bỏ các bao đất vào giữa các hàng cừ để chặn dòng. Khi thả bao tải đất, thả từ hai đầu mố lấn dần ra giữa hoặc kết hợp thả từ hai đầu mố với thả giữa dòng.

- Biện pháp xử lý khẩn cấp kè, bờ sông, rạch bị sạt lở:

+ Tại bờ lõm các đoạn sông, rạch cong, do ảnh hưởng của chủ lưu dòng chảy khoét sâu chân bờ sông, rạch hoặc do đáy sông, rạch ở gần bờ có hố xói cục bộ, làm cho mái kè hay bờ sông, rạch bị sạt lở từng mảng lớn gây nguy hiểm cho bờ bao hoặc công trình xây dựng ven sông, rạch, cần phải tiến hành xử lý khẩn cấp bằng biện pháp làm giảm tốc độ dòng chảy chỗ thượng lưu nơi sạt lở và giữ chân bờ sông, rạch nơi xói lở;

+ Làm giảm tốc độ dòng chảy gây bồi chống xói ở thượng lưu chỗ sạt lở bằng cách thả các cụm cây có đeo rọ đá xuống đáy sông, rạch sát bờ. Mỗi cụm cây từ 5-6 cây tre hoặc tràm tươi để nguyên cành lá, bó thành cụm, ở gốc đeo buộc 1-2 rọ đá loại 0,5-1m3, nếu vận tốc dòng chảy lớn buộc loại 1-1,5m3. Cứ khoảng từ 4-5m thả một cụm cây;

+ Tùy theo chỗ lở có thể thả các cụm cây thành bãi dọc hoặc thả theo hình thức mỏ hàn. Dùng xà lan hay bè chắc chắn có neo an toàn để thả các cụm cây, thả ở hạ lưu trước, thượng lưu sau, chỗ nước xoáy mạnh xói sâu thả trước, chỗ xói ít thả sau;

+ Củng cố chân bờ sông, rạch nơi bị sạt lở bằng cách dùng rọ sắt đựng đá thả xuống để giữ chân bờ sông, rạch nơi bị sạt lở; rọ sắt loại 2m×1m, chứa từ 1-2m3 đá hộc. Các rọ đá ở trên xà lan rồi thả xuống vị trí đã định theo nguyên tắc từ hạ lưu lên thượng lưu, từ ngoài vào trong bờ;

+ Ở những nơi sạt lở có tốc độ dòng chảy và độ sâu không lớn (nhỏ hơn 10m) có thể dùng bao tải đựng cát thả xuống củng cố chân bờ sông, rạch.


Xử lý sạt lở bờ sông, rạch

  • Thả cụm cây rọ đá tạo thành kè mềm lái dòng, gây bồi chống xói lở ở thượng lưu chỗ sạt lở và thả xuống các hố xói sát bờ (nếu có);
  • Thả rọ đá hoặc bao tải đựng cát giữ chân bờ sông nơi sạt lở.

 

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH AN GIANG 
Địa chỉ: 64 Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: (0269) 3852619  - Fax: (0269) 3857346 - E-mail: kttvangiang@gmail.com  -   Website: kttv.angiang.gov.vn
 
2057560 lượt truy cập
04 người trực tuyến
00 thành viên
© Copyright by KTTV An Giang 05/2018